Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Bí kiếp mùa thi

 Nghỉ giải lao 
Không nên cắm đầu cắm cổ học liền tù tì 2-3 tiếng đồng hồ vì như vậy bộ não đã hoạt động quá nhiều, nó cần được nghỉ ngơi. Bạn không nên học quá 30-45 phút. 

Giờ tự học ở nhà bạn cũng nên chia thời gian ra thành các tiết học như trên lớp. Mỗi tiết kéo dài 45 phút. Nghỉ giải lao 5-10 phút giữa 2 tiết là cách học hiệu quả nhất.  

Thời gian nghỉ “giữa hiệp” đó bộ não nghỉ ngơi và củng cố lại những gì bạn đã học. Điều này giúp bạn dễ nhớ và hiểu bài hơn. 

Không nên đọc bất cứ kiến thức mới nào trong lúc giải lao, hãy thư giãn và đi bộ quanh phòng.  

Hệ thống lại bài học 

Nói đơn giản hơn là bạn lập dàn ý, vạch ra những ý chính. Nắm chắc ý tổng thể rồi mới phát triển ra các ý nhỏ. Cố gắng đưa ra các ví dụ liên hệ để hiểu rõ hơn.  


Tự giải thích  

Tự giải thích những gì đã học, đóng vai trò học sinh và giáo viên để đặt ra câu hỏi và đưa ra câu trả lời xung quanh các chương và chủ đề cần ôn tập.  

Cách học “giải thích” này sẽ giúp bạn học một môn học từ khái quát cho đến chi tiết, do đó bạn sẽ dễ nhớ hơn.  

Học nhóm  

Thảo luận những chủ đề quan trọng với bạn cùng lớp có kiến thức vững về môn học đó. Phần nào chưa hiểu có thể nhờ bạn giảng lại, không nên học vẹt vì khi đi thi nếu bạn quên ý đầu thì sẽ “tắc” luôn không thể nhớ nổi phần sau nữa. Thảo luận sẽ giúp bạn hiểu rõ những điểm quan trọng về nội dung bài học.  

Ngủ đủ 

Cứ ngủ thật thoải mái, giấc ngủ ngon cần thiết cho trí nhớ tốt. Nghiên cứu mới đây cho thấy thiếu ngủ sẽ cản trở chức năng bộ nhớ vì giấc ngủ là giai đoạn nghỉ ngơi, bộ não chúng ta xử lý và củng cố thông tin nó ghi lại trong ngày.  

Do đó, học ngày học đêm không phải là cách học khôn ngoan, đặc biệt trong giai đoạn ôn thi. Nên ngủ ít nhất là 6 tiếng, nếu được 8 tiếng là tốt nhất.  

Dinh dưỡng hợp lý 

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bộ não. Dinh dưỡng kém, bộ não và cơ thể mỏi mệt khiến bạn mất tập trung và sức học giảm đi.

Nên đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ ngũ cốc, trái cây, rau, sữa, thịt, cá… những thực phẩm này giúp bộ não khoẻ mạnh và hoạt động hiệu quả.  
1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội. 

2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học. 

3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh. 

4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ. 

5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa. 

6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh 

7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau. 

8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó. 

9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách can cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển). 

10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt. 

11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa. 

12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất. 

13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu. 

14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên. 

15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.
Trường hợp 1: Bị quấy rầy lúc tự học 
Có thể lựa chọn những nơi thóang khí, yên tĩnh, thoải mái để học tập, tránh xa nơi ồn ào, tốt nhất là chọn những nơi học tập chung như phòng tự học. Mở các bài nhạc quen thuộc họăc nhạc nhẹ đề át tiếng ồn. Nhai kẹo sing gum cũng là cách hiệu quả duy trì việc tập trung. Đương nhiên cũng có thể thông qua việc nhai sing gum nhanh gọn thỏai mái này giúp tăng dưỡng khí cho não, làm tinh thần dễ tập trung hơn. 


Trường hợp 2: Ngủ gật trên lớp 

Để xua đuổi con sâu ngủ gật, bạn hãy thử cách này: trước khi lên lớp chuẩn bị bài tốt, chú ý nghe giảng, như vậy có thể chủ động tiếp nhận thông tin. Lúc lên lớp tích cực tham gia phát biểu, làm tư duy linh động, duy trì đầu óc tập trung. Bên cạnh đó có thể mát xa vùng phản xạ não (ngón cái và ngón giữa của tay phải kẹp vuông góc phần phía trong 2 mép móng tay ngón cái của tay trái, nhẹ nhàng xoa bóp vùng huyệt này, chủ yếu là ở ngón trỏ. Xong tay phải, lại đổi tay trái). Giờ giải lao nên đi lại cho thư giãn. 


Trường hợp 3: Ứng phó tình huống thức đêm học bài, ôn thi 

Nếu bất đắc dĩ phải thức đêm làm bài tập hoặc ôn thi, đầu tiên phải tìm ra thời điểm mà tinh thần thỏai mái nhất để gia tăng kết quả học tập. Kế đến là kết hợp học & nghỉ ngơi hợp lý, sau 50-90 phút học phải nghỉ 10-15 phút. Ngoài ra, ăn quá no, hệ tiêu hóa làm việc quá sức cũng gây thiếu dưỡng khí não, dễ buồn ngủ. Khi hoa mắt, hãy thử nhai 1 miếng sing gum giúp tập trung tinh thần. Chọn lọai sing gum có nhiệt lượng thấp, không chứa cà phê in, càng làm cơ thể khỏe khoắn. 



Trường hợp 4: Học tập lơ đãng 

Để tránh tình trạng thường xuyên lơ đãng, ta nên học đan xen các môn xã hội và tự nhiên, làm cho não trái phải liên tục nghỉ ngơi. Tốt nhất nên lao vào những việc hứng thú trước, sau đó mới chiến đấu với các vấn đề khác. Ngịai ra, lựa chọn nơi thoáng khí, đủ sáng rất quan trọng bởi mắt nhận được sự kích thích của tia sáng chiếu vào, sẽ ức chế sự tiết ra chất melatonin, giúp duy trì sự tỉnh táo, nâng cao hiệu quả học tập. 



Trường hợp 5: Khó tập trung trước khi thi 

Các chuyên gia khuyên học sinh trước khi đi thi nên ngủ đủ giấc, như vậy cơ thể nâng cao sức tập trung, suy nghĩ minh mẫn. Buổi sáng ăn các thực phẩm chứa nhiều protein, như thức ăn làm từ các lọai đậu, trứng gà…Trước khi đến trường, tạo cảm giác thư giãn, cố gắng nghĩ đến kết quả tốt sẽ đạt được để tăng thêm tự tin. Hít thở sâu từ 3-5 lần, khi hít vào cố quên tất cả tạp niệm, khi thở ra thể nghiệm cảm giác thư thả nhẹ nhàng. Một số trường học ở Mỹ trước khi thi thường phát cho học sinh kẹo sing gum, giúp học sinh giảm nhẹ cảm giác căng thẳng, nâng cao sức tập trung, bạn ngại gì mà khơng làm thử? 


Trường hợp 6: Quyết thắng trong các trận đấu 

Trướcc tiên làm nóng người, để cơ thể giãn ra & định tâm. Sau khi có cảm giác yên tâm, nhẹ nhàng, bạn hãy nghĩ lại một lượt tất cả động tác thật cặn kẽ. Lúc bắt đầu nên dùng ngôn ngữ ám hiệu đọc thầm yêu cầu của động tác, như nhũ thầm khi ném rổ “chính xác, chính xác!”. Trong các cuộc thi đấu bóng rổ, hầu như mỗi huấn luyện viên đều chuẩn bị sẵn kẹo sing gum các vận động viên yêu thích, để họ nhai trước hoặc trong trận đấu, làm tăng sức tập trung. Chúng ta cùng thử nhé. 
Với 11 tuyệt chiêu này, bạn sẽ an tâm khi “đối đầu” với các môn thi trắc nghiệm. 


1. Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán “tủ”, học “tủ”. 

2. Gần sát ngày thi, nên rà soát lại chương trình môn học đã ôn tập; xem kỹ hơn đối với những nội dung khó; nhớ lại những chi tiết cốt lõi. Không nên làm thêm những câu trắc nghiệm mới vì dễ hoang mang nếu gặp những câu trắc nghiệm quá khó. 

3. Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang “tài liệu trợ giúp” vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của thí sinh khác trong phòng thi, vì các thí sinh có đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau. 

4. Trước giờ thi, nên “ôn” lại toàn bộ quy trình thi trắc nghiệm để hành động chính xác và nhanh nhất, vì có thể nói, thi trắc nghiệm là một... cuộc chạy “marathon”. 

5. Không phải loại bút chì nào cũng thích hợp khi làm bài trắc nghiệm; nên chọn loại bút chì mềm (như 2B...). Không nên gọt đầu bút chì quá nhọn; đầu bút chì nên dẹt, phẳng để nhanh chóng tô đen ô trả lời. Khi tô đen ô đã lựa chọn, cần cầm bút chì thẳng đứng để tô được nhanh. Nên có vài bút chì đã gọt sẵn để dự trữ khi làm bài. 

6. Theo đúng hướng dẫn của giám thị, thực hiện tốt và tạo tâm trạng thoải mái trong phần khai báo trên phiếu TLTN. Bằng cách đó, thí sinh có thể củng cố sự tự tin khi làm bài trắc nghiệm. 

7. Thời gian là một thử thách khi làm bài trắc nghiệm; thí sinh phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời gian; phải vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn câu trả lời đúng. 

8. Nên để phiếu TLTN phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi trắc nghiệm phía kia (bên trái): tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu TLTN và tô vào ô trả lời được lựa chọn (tránh tô nhầm sang dòng của câu khác). 

9. Nên bắt đầu làm bài từ câu trắc nghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được; lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó quay trở lại “giải quyết” những câu đã tạm thời bỏ qua. Lưu ý, trong khi thực hiện vòng hai cũng cần hết sức khẩn trương; nên làm những câu tương đối dễ hơn, một lần nữa bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt thứ ba, nếu còn thời gian. 

10. Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại phương án nào là đúng. 

11. Cố gắng trả lời tất cả các câu trắc nghiệm của đề thi để có cơ hội giành điểm cao nhất; không nên để trống một câu nào (không trả lời). 
I - PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI 

Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai 

- Liên Xô và các nước Đông Âu xây dựng CNXH (từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70), những thành tựu và ý nghĩa. 

- Quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, các nước Đông Âu và các nước XHCN khác. 

Bài 2. Các nước Á, Phi, Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai 

- Cuộc nội chiến 1946 -1949 ở Trung Quốc. 

- Cách mạng giải phóng dân tộc Lào từ năm 1945 đến năm 1975. 

- Những biến đổi về kinh tế, chính trị và xã hội ở Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

- Quá trình thành lập và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này. 

- Các giai đoạn phát triển và thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Phi từ năm 1945 đến nay. 

- Các giai đoạn phát triển và thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh từ năm 1945 đến nay.

Bài 3. Mỹ, Nhật Bản, Tây âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai 

- Tình hình nước Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. 

- Tình hình Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. 

Bài 4. Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai 

- Hội nghị Ianta và việc hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh. 

- Mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Đánh giá về vai trò của Liên Hiệp Quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay. 

- Cuộc "chiến tranh lạnh" và âm mưu của Mỹ. 

Bài 5. Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai 

- Nguồn gốc, nội dung và thành tựu chính của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai. 

- Vị trí và ý nghĩa; cơ hội và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay. 

II - PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM 

Chương I. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 

- Tình hình phân hóa xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. 

Chương II. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam (1930 - 1945) 

- Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào? 

- Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người đối với việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. 

- Những nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam và quá trình phát triển từ "tự phát" đến "tự giác" của phong trào công nhân Việt Nam. 

- Những nét chính về quá trình hình thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, sự thống nhất ba tổ chức thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản và của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 

- Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh. 

- Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939. 

- Tình hình Đông Dương dưới ách thống trị của Nhật - Pháp. Hội nghị lần thứ 8 (5 - 1941) và việc thành lập Mặt trận Việt Minh. Nét chính về hoạt động của mặt trận Việt Minh từ tháng 5 - 1941 đến tháng 3 - 1945. 

- Cách mạng tháng Tám: Nguyên nhân, diễn biễn, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ý nghĩa lịch sử. 

Chương III. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính Quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) 

- Nét chính về tình hình nước ta năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám. 

- Đảng và nhân dân ta đã từng bước thoát ra khỏi những khó khăn đó như thế nào để bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám. 

Chương IV. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ (1946 - 1954) 

- Vì sao Đảng và nhân dân ta phải tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp? Nội dung cơ bản của "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"; bản Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" và tác phẩm" Kháng chiến nhất định thắng lợi". 

- Những chiến thắng lớn: Việt Bắc thu - đông (1947), Biên giới thu - đông (1950) và chiến thắng Đông - Xuân (1953-1954) mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. 

- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 

Chương V. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1954 - 1975) 

- Phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960). 

- Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ - ngụy trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt". Quân và dân ta đã chiến đấu chống cuộc "Chiến tranh đặc biệt" đó như thế nào? 

- Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ - ngụy thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" Quân và dân ta đã chiến đấu chống cuộc "Chiến tranh cục bộ" đó như thế nào? 

- Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ - ngụy trong chiến lược "Việt Nam hóa" chiến tranh. Quân và dân ta đã chiến đấu chống cuộc "Việt Nam hóa" chiến tranh đó như thế nào? 

- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975: Chủ trương, kế hoạch của ta, diễn biễn, kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử. 

- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. 

B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH ÔN TẬP 

- Nắm vững những nội dung cơ bản đã nêu ở mục A. 

- Chú ý rèn luyện kỹ năng mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá cũng như rút ra những nguyên nhân, ý nghĩa của các sự kiện lịch sử. 

- Tập trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. 

- Xem xét kỹ những ký hiệu thể hiện diễn biến của những chiến dịch lớn trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 

CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BAN (THÍ ĐIỂM) 

A. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 

Về nguyên tắc, kiến thức bao gồm toàn bộ nội dung chương trình đã học ở lớp 12; các Sở GD-ĐT chỉ đạo giáo viên trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập, giúp các em nắm vững những kiến thức cơ bản được trình bày ở từng bài (chương) dưới đây: 

I - BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 

PHẦN MỘT - LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1945-2000) 

Bài 1. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh 

- Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta và cho biết những hệ quả của những quyết định đó. 

- Liên Hiệp Quốc được thành lập nhằm mục đích gì? Những hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. 

Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000) 

- Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 (những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH và ý nghĩa). 

- Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô. Nguyên nhân chính dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu. 

- Những nét chính về Liên bang Nga trong những năm 1991-2000. 

Bài 3. Các nước Đông Bắc Á 

- Trung Quốc: Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thành tựu năm đầu xây dựng chế độ mới (1949-1959). Công cuộc cải cách mở cửa (1978-2000). 

Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ 

- Lào và Campuchia. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN, cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN. 

- Những biến đổi của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Bài 5. Các nước châu Phi và Mỹ Latinh 

- Những nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi và Mỹ Latinh. 

Bài 6. Nước Mỹ 

- Sự phát triển về kinh tế, khoa học của Mỹ từ 1945 đến năm 2000. 

- Chính sách đối ngoại của Mĩỹtừ 1945 đến nay. 

Bài 7. Tây Âu 

- Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu. 

Bài 8. Nhật Bản 

- Những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1973. 

- Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. 

Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ “chiến tranh lạnh” 

- Mâu thuẫn Đông - Tây và khởi đầu của cuộc “chiến tranh lạnh”. 

- Xu thế hòa hoãn Đông - Tây và “chiến tranh lạnh” chấm dứt. 

- Những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt. 

Bài 10. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX. 

- Nguồn gốc và đặc điểm. 

- Những thành tựu chính. 

- Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó. 

PHẦN HAI - LỊCH SỬ VIỆT NAM 

Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 

- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. 

- Những chuyển biến của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp. 

- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919-1925), ý nghĩa của những hoạt động đó. 

Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 

- Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Vai trò của tổ chức này đối với việc thành lập Đảng. 

- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản Việt Nam trong năm 1929. 

- Hoàn cảnh, nội dung Hội nghị thành lập Đảng. Nội dung bản Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Bài 14. Phong trào cách mạng 1930-1935 

- Nguyên nhân, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931. 

- Nội dung cơ bản của luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930). 

Bài 15. Phong trào dân chủ 1936-1939 

- Hoàn cảnh lịch sử, những chủ trương lớn và phong trào đấu tranh tiêu biểu trong thời kì 1936-1939. 

- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939. 

Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945) và Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập 

- Sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương (Hội nghị Trung ương 68), ý nghĩa của sự chuyển hướng đấu tranh. 

- Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang...). 

- Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận trong Cao trào kháng Nhật cứu nước. 

- Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 

- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau 2-9-1945 đến trước 19-12-1946 

- Những nét chính về tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám. 

- Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. 

Bài 18, 19, 20 

- Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ? Nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. 

- Những chiến thắng lớn: Việt Bắc thu - đông (1947), Biên giới thu - đông (1950), Đông - Xuân (1953-1954) và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. 

- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp. 

Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) 

- Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960). 

- Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960). 

- Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ - ngụy trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - ngụy như thế nào? 

Bài 22. Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) 

- Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ - ngụy trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ - ngụy như thế nào? 

- Âm mưu thủ đoạn của Mỹ - ngụy trong chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh quân và dân ta đã chiến đấu và chống chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh của Mỹ - ngụy như thế nào? 

- Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari (1-1973). 

Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) 

- Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam. 

- Diễn biến, kết quả của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. 

- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000) 

- Tại sao Đảng ta quyết định thực hiện công cuộc phải đổi mới đất nước? Nội dung đường lối đổi mới đất nước của Đảng. 

- Những thành tựu và ý nghĩa của công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến năm 2000. 

II. BAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 

PHẦN MỘT - LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 

Bài 1. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh 

- Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta và phân tích hệ quả của những quyết định đó. 

- Liên Hiệp Quốc được thành lập nhằm mục đích gì? Những hoạt động của tổ chức Liên Hiệp Quốc. 

Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945–1991), Liên bang Nga (1991-2000) 

- Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 (những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH và ý nghĩa). 

- Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô. Công cuộc cải tổ (1985-1991). Nguyên nhân chính dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu. 

- Những nét chính về Liên bang Nga trong những năm 1991-2000. 

Bài 3. Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên 

- Trung Quốc: Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thành tựu mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949-1959). Công cuộc cải cách - mở cửa (1978-2000). 

Bài 4. Các nước Đông Nam Á 

- Những biến đổi của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

- Indonesia, Lào và Campuchia. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN, cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN. 

Bài 5. Ấn Độ và khu vực Trung Đông 

- Cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

- Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Palestine từ năm 1947 đến nay. 

Bài 6. Các nước châu Phi và Mỹ Latinh 

- Những nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi và Mỹ Latinh. 

Bài 7. Nước Mỹ 

- Sự phát triển về kinh tế, khoa học của Mỹ từ năm 1945 đến năm 1973. 

- Chính sách đối ngoại của Mỹ từ năm 1945 đến năm 2000. 

Bài 8. Tây Âu 

* Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu. 

Bài 9. Nhật Bản 

- Những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1973. 

- Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. 

- Những thách thức đối với nền kinh tế Nhật Bản. 

Bài 10. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh 

- Mâu thuẫn Đông - Tây và khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh. 

- Xu thế hòa hoãn Đông - Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt. 

- Những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt. 

Bài 11. Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX. 

- Nguồn gốc và đặc điểm. 

- Những thành tựu chính. 

- Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó. 

- Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ. 

PHẦN HAI - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000 

Bài 13. Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 

- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. 

- Những chuyển biến của các giai cấp tầng lớp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp. 

Bài 14. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 

- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919-1925), ý nghĩa của những hoạt động đó. 

Bài 15. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 

- Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Vai trò của tổ chức này đối với việc thành lập Đảng. 

- Sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929. 

- Hoàn cảnh, nội dung Hội nghị thành lập Đảng. Nội dung bản Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 

- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Bài 16. Phong trào cách mạng 1930-1935 

- Nguyên nhân, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931. 

- Sự ra đời và hoạt động của Xô viết Nghệ - Tĩnh. 

- Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930). Ưu điểm và hạn chế của Luận cương. 

Bài 17. Phong trào dân chủ 1936-1939 

- Hoàn cảnh lịch sử, những chủ trương lớn và những phong trào đấu tranh tiêu biểu trong thời kỳ 1936-1939. 

- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939. 

Bài 18. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 

- Sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương (Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 68), ý nghĩa của sự chuyển hướng đấu tranh. 

- Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang...). 

Bài 19. Cách mạng tháng Tám 1945. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập 

- Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận trong Cao trào "kháng Nhật cứu nước". 

- Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 

- Ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

Bài 20. Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946) 

- Những nét chính của tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám. 

- Bước đầu công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt, và khó khăn về tài chính. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. 

- Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (6-3-1946). 

Bài 21, 22, 23 

- Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ? Nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. 

- Những chiến thắng lớn: Việt Bắc thu - đông (1947), Biên giới thu - đông (1950), Đông - Xuân (1953-1954) và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. 

- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp. 

Bài 24. Miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm - gìn giữ hòa bình (1954-1960) 

- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960). 

Bài 25. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ ở miền Nam (1961-1965). 

- Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960). 

- Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ - ngụy trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - ngụy như thế nào? 

Bài 26. Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968) 

- Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ - ngụy thực hiện trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ - ngụy như thế nào? 

- Sự giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. 

Bài 27. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa" chiến tranh ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ (1969-1973) 

- Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ - ngụy trong chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh. Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh của Mỹ - ngụy như thế nào? 

- Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari (1-1973). 

Bài 28. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) 

- Cuộc đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam. 

- Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. 

- Diễn biến, kết quả, của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. 

- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 

Bài 31. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000) 

- Tại sao Đảng ta quyết định thực hiện công cuộc đổi mới đất nước? Nội dung đường lối đổi mới đất nước của Đảng. 

- Những thành tựu và ý nghĩa của công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến năm 2000. 

B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH ÔN TẬP 

1. Nắm vững những nội dung cơ bản đã nêu ở mục A. 

2. Chú ý rèn luyện kỹ năng mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá cũng như rút ra những nguyên nhân, ý nghĩa của các sự kiện lịch sử. 

3. Tập trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. 

Xem xét kỹ những ký hiệu thể hiện diễn biến của những chiến dịch lớn trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 

4. Về nội dung sự kiện lịch sử, cần lưu ý đến tính chính xác, khoa học, chú ý đến tính hệ thống của các sự kiện. 

5. Cần phân biệt được mức độ khác nhau giữa Ban Khoa học tự nhiên và Ban Khoa học xã hội và Nhân văn trong cùng một nội dung lịch sử.
Tìm góc học tập 

Bạn học trên giường? Bạn có thể “quá thoải mái" đến nỗi dễ ngủ gật như chơi. Bạn học dưới bếp? Điều này cũng tốt đối với các em nhỏ, còn chúng ta đã lớn rồi, bài tập khó hơn thì phải tìm chỗ nào yên tĩnh để học. 

Bài trí góc học tập 

Sách vở và đồ dùng học tập nên để cùng một nơi. Bàn học nên đặt cách xa nơi sinh hoạt của gia đình là tốt nhất. Bạn sẽ cần một ngọn đèn đủ sáng và chiếc ghế vừa tư thế để tránh đau lưng hay gù vai. 


Bài tập về nhà 

Bạn sẽ có nhiều bài tập về nhà lắm đấy! Hãy ghi chép lại khi bạn học trên lớp. Nếu thầy cô viết gì lên bảng hãy viết vào vở! Chú ý rằng bạn phải hiểu rõ bài tập thầy cô giáo ra về nhà, nếu chưa rõ thì hỏi lại. Bạn không nên ra về trong khi chưa thực sự hiểu yêu cầu cô thầy đặt ra cho mình! 


Sắp xếp tài liệu 

Bạn sẽ không chỉ có tài liệu cho tất cả các môn học. Có nhiều thầy cô đã có sẵn cách tổ chức riêng, nếu bạn không có thì hãy thử cách này xem. Bạn có một bìa rời (có bán ở các shop văn phòng phẩm) và xếp các túi đựng tài liệu trong đó, mỗi túi là một môn học. Tiếp đó bạn ghi nhãn từng môn học cho mỗi túi. Mỗi tài liệu nào nhận được từ thầy cô bạn sẽ xếp vào đúng túi tài liệu đó. Vậy bạn không phải stress vì việc không tìm thấy chúng hay thất lạc chúng nữa. 


Học từng phần nhỏ 

Thay vì tìm tất cả các trang bạn cần học, hãy chia chúng thành những phần nhỏ. Sau đó lấy một cuốn lịch tuần ghi chú ngày kiểm tra của bạn. Tiếp đến chia tất cả số trang bạn phải học và học mỗi hôm một ít, có cả ghi chú, làm sao cho đêm trước ngày kiểm tra là dành cho việc ôn lại bài. 


Kết luận 

Bạn thấy không, cách học từng phần và với một chút phương pháp có tổ chức, bạn không cần phải lo lắng khi thầy cô giáo báo ngày kiểm tra bởi vì bạn đang sẵn sàng làm hết sức mình để đạt điểm cao rồi nhé! 

Tuy nhiên, với ngoại ngữ, nếu biết cách học thì ôn cấp tốc vẫn có thể đạt điểm cao.

Vì, môn Ngoại ngữ cũng là một trong những môn mà thí sinh “láu cá” có thể đoán theo mạch văn nếu không nhớ hết từ. Và, đã có trường hợp một thí sinh đã học 10 năm tiếng Anh nhưng vẫn không bằng một thí sinh chỉ học môn này chỉ sau một vài tháng ngắn ngủi. 

Đừng học ngoại ngữ “chết”! Vào những năm 80, các giáo viên Ngoại ngữ thường dạy học sinh một phương pháp học rất sai lầm rằng muốn nhớ từ thì mỗi ngày hãy viết đi viết lại 5, 10, 15 thậm chí 20 từ ra giấy rồi viết đi viết lại chúng nhiều lần trong ngày. Nhưng phương pháp này đến nay đã được chứng minh rằng chỉ làm phí thời gian. Chỉ vài ngày hoặc cùng lắm là đến một tuần sau đó, học sinh hầu như sẽ chẳng nhớ được gì. 

Đó chính là một phương pháp học Ngoại ngữ “chết” vì nó không gắn với thực tế và không có môi trường phát triển... “Kẻ thù” của môn Ngoại ngữ còn là sự nhút nhát, thiếu kiên nhẫn. Nếu thấy khó khăn rồi chán nản thì sẽ không bao giờ tiếp cận được với môn Ngoại ngữ 

Làm sao để không bị sa vào cách học ngoại ngữ “chết”? Về điều này, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Di Niên đã khuyên: Muốn học tốt Ngoại ngữ phải rèn được cho mình sự... tự ái. Ông cho biết động lực để học tiếng Hindi (Ấn Độ) rất giỏi và có vinh dự được trở thành người phiên dịch tiếng Hindi duy nhất cho Bác Hồ khi Bác thăm Ấn Độ tháng 2/1958 là do bị chạm tự ái! 

“Có lần vào rạp xem phim thấy mọi người đều cười mà mình không cười vì không hiểu gì cả tôi rất ức. Từ đó tôi quyết tâm học tiếng Hindi. Mỗi ngày nghe đài 10-12 tiếng đồng hồ. Không hiểu tôi cũng vẫn cố nghe. Và cho đến một ngày, bỗng nhiên tôi thấy mình hiểu được một vở kịch trên đài. Thế mà lúc phổ biến kinh nghiệm này cho anh em, có người làm theo nhưng cũng có anh bật đài lên rồi lăn ra ngủ” - ông kể. 

Đam mê - chìa khoá vàng của môn Ngoại ngữ 

Cũng theo nguyên Bộ trưởng Nguyễn Di Niên, để học Ngoại ngữ còn không thể thiếu được một điều rất “cũ” và ai cũng biết: Đó là là niềm đam mê. Khi sang Australia làm Đại biện Lâm thời năm 1973, trong những buổi đi diễn thuyết kêu gọi ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam ở Melbourn, Sydney với niềm tin vào chiến thắng và muốn truyền cho người nghe niềm tin đó, ông đã bằng tiếng Anh một cách say sưa. 

Tranh thủ cả những lúc công nhân ngồi ăn trưa, ông đứng nói. Một bà người Australiakhi chứng kiến đã bảo ông: “Thanh niên Australiacòn nói sai văn phạm nhiều lắm, chắc phải đi học tiếng Anh của ông Đại biện”. 

Môn Ngoại ngữ còn đòi hỏi sự “bạt mạng” của người học. Đối với nhiều nhà ngoại giao, họ siêu được ngoại ngữ còn chính vì nhờ sự “bạt mạng” này. Họ không bao giờ sợ mắc lỗi khi nói, viết và luôn cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách căn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp chứ không quá phụ thuộc vào từ điển. 

M.M 


Làm thế nào để đạt được điểm cao môn Ngoại ngữ? 


Theo Thạc sĩ Trần Mỹ Linh, Giảng viên khoa Ngoại ngữ trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, đề thi Ngoại ngữ thường gồm 60 câu với thang điểm 100, trong đó: Ngữ âm: 5/100; Ngữ pháp: 10/100; Từ vựng: 20/100; Đọc hiểu: 30/100; viết: 35/100.
Muốn đạt điểm cao môn Ngoại ngữ, thí sinh cần phải nắm vững cấu trúc một bài thi trắc nghiệm môn Ngoại ngữ. Thông thường, cấu trúc này theo 3 phần:
1. Đối với phần ngữ âmthường có các câu hỏi trắc nghiệm cách phát âm và trắc nghiệm dấu nhấn (trọng âm): Đề thi cho theo dạng trắc nghiệm, mỗi câu có bốn từ, thí sinh phải chọn từ mà có cách phát âm khác các từ kia. Với phần thi này đòi hỏi thí sinh khi học từ phải học cả cách phát âm của từ. Trắc nghiệm trọng âm yêu cầu thí sinh phải tìm một từ mà trọng âm rơi vào vị trí khác với vị trí trọng âm của các từ còn lại.
2. Đọc hiểu:Thường đề cho một bài đọc khoảng 200 từ với 10 chỗ trống, thí sinh phải tự tìm từ để điền vào hoặc chọn trong những từ cho sẵn để điền vào chỗ trống. Với phần thi này, thí sinh tuyệt đối không “tham”.
Nhiều thí sinh đã điền cả hai từ có nghĩa giống nhau vào phần bỏ trống với hy vọng sẽ được điểm nhiều hơn nhưng thực ra sẽ không được điểm nào vì bị coi là không làm đúng.
Một hình thức khác của bài đọc hiểu là thí sinh phải đọc kỹ bài đọc rồi trả lời 5 câu hỏi bên dưới dựa trên nội dung của bài. Câu trả lời có thể ở dạng viết hay dạng trắc nghiệm A, B, C, D.
3. Kỹ năng viết: Có thể nói đây là phần quyết định của bài thi. Phần thi viết có thể có bốn hình thức.
+ Kết hợp các câu đơn thành câu kép hay câu phức.
+ Biến đổi câu theo gợi ý. Thí sinh sẽ phải làm khoảng 10 câu có thể biến đổi sang cấu trúc tương đương. Hinh thức làm của phần này là đọc một câu cho sẵn rồi viết lại một câu khác có cùng ý với câu trên nhưng hình thức khác theo hướng dẫn.
+ Dựng câu (gồm 5 câu) yêu cầu thí sinh viết câu văn theo những từ và nhóm từ cho sẵn để thành câu hoàn chỉnh.
+ Viết đoạn văn ngắn (khoảng 100-150 từ) về một chủ đề nào đó.
Ngoài ra, còn có cả câu sửa lỗi theo dạng có 5 câu hoàn chỉnh trong đó có một số lỗi và thí sinh cần phải chỉ ra được lỗi đó.
Hai phần được điểm khá cao nhưng lại khiến thí sinh dễ mất điểm nhất là phần điền vào chỗ trống và phần biến đổi câu (nằm trong yêu cầu của đọc hiểu và kỹ năng viết).

1. Tránh các vết đau ở tay và cổ

Hàng giờ liền ngồi trước màn hình máy tính cố gắng hoàn thành những bài tập đồ án, những trang khoá luận có thể khiến tay và cổ bạn bị thương. Đó là cảm giác mệt mỏi, rã rời ở những vùng cơ thể trên. 

Cách tốt nhất là thay đổi tư thế sao cho thật thoải mái và xen kẽ những khoảng nghỉ ngơi hợp lý để thư giãn cơ thể, việc học tập của bạn chắc chắn sẽ hiệu quả hơn. 



2. Một giấc ngủ ngon



Xem tivi, chat với bạn bè, chơi game…Buổi tối qua đi thật nhanh. Khi bạn bắt đầu dành được chút thời gian để học, cơn buồn ngủ lại kéo đến rất mau. Kết quả là sáng hôm sau thức dậy, bạn đến trường với tâm trạng lo lắng, hoảng sợ vì những bài tập chưa hoàn thành. 

Hãy thay đổi những thói quen sinh hoạt buổi tối của mình và ngủ một giấc thật ngon, bạn sẽ tận hưởng cảm giác nhẹ nhàng, thảnh thơi trên con đường đến lớp. 

3. Cải thiện thói quen ăn uống



Bạn thường xuyên cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi? Đôi khi chỉ vì cảm thấy không thật sung sức, bạn đã từ chối thử thách mình trong những dự án nghiên cứu lớn? Đó chính là chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của cơ thể và sự minh mẫn của tâm trí bạn. 

Không được bỏ bữa ăn sáng và loại bỏ đồ ăn vặt khỏi thực đơn hàng ngày, bạn sẽ luôn sẵn sàng cho những thử thách mới!



4. Chiến đấu với thói trì hoãn

Sự trì hoãn đôi khi giống như lời nói dối ngọt ngào bạn dành cho chính mình. Bạn nghĩ rằng làm một điều gì vui vẻ và thú vị như xem một bộ phim hài, lướt net chat với bạn bè sẽ giúp bạn xả stress và cảm thấy hứng thú hơn khi học. 

Nhưng sự cuốn hút của những hình thức giải trí đó thực ra lại làm bạn càng khó tập trung giải quyết những bài tập về nhà. Ưu tiên việc học tập, bạn sẽ thấy tuyệt vời hơn nhiều với những phút giây hoàn toàn thư giãn sau đó. 



5. Thay đổi cách ghi nhớ


Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến điểm số không được như mong muốn của bạn là phương pháp ghi nhớ bài học. Bạn không thể nhớ trọn vẹn một bài luận xã hội dài 5 trang giấy nếu chỉ chăm chú học thuộc từng câu. 

Hãy tập trung vào nội dung chính và những từ khoá. Bên cạnh đó, những trò chơi đoán chữ, chọn câu trả lời nhanh cũng là một cách vừa chơi vừa học rất lý thú giúp tăng cường trí tuệ bạn thêm nhanh nhạy và sắc bén. 
Chương trình không phân ban 

I. Mục tiêu 

1. Lý thuyết 

- Hiểu được các hiện tượng; khái niệm, ý nghĩa vật lý của các khái niệm; các thuyết. 

- Hiểu được các định luật vật lý; nhận biết được công thức tính các đại lượng, nêu tên và đơn vị đo các đại lượng có mặt trong công thức. 

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng vật lý, giải các bài tập định tính đơn giản. 

- Kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 

2. Bài tập 

- Nắm được phương pháp và có kỹ năng giải các loại bài tập dưới dạng trắc nghiệm trong chương trình. 

- Vận dụng nội dung kiến thức đã học để giải được các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và những bài tập tương tự. 

- Kỹ năng giải bài tập dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 

II. Nội dung 

Nội dung ôn tập lý thuyết và bài tập bao gồm toàn bộ các phần đã học trong chương trình lớp 12 (trừ các phần đã giảm tải). Học sinh phải biết vận dụng các kiến thức thuộc các nội dung nêu dưới đây để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 

Nội dung ôn tập thi tốt nghiệp THPT 
dành cho thí sinh chương trình không phân ban 

1. Dao động cơ học 

• Đại cương về dao động điều hòa 

• Khảo sát dao động điều hòa. Năng lượng trong dao động điều hòa 

• Con lắc lò xo 

• Con lắc đơn 

• Tổng hợp các dao động điều hòa 

• Dao động tắt dần 

• Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng 

2. Sóng cơ học, âm học 

• Đại cương về sóng cơ học 

• Sóng âm 

• Giao thoa 

• Sóng dừng 

3. Dòng điện xoay chiều 

• Đại cương về dòng điện xoay chiều 

• Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện 

• Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh 

• Công suất của dòng điện xoay chiều 

• Máy phát điện xoay chiều một pha 

• Dòng điện xoay chiều ba pha 

• Động cơ không đồng bộ ba pha 

• Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng 

• Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều 

• Máy phát điện một chiều 

4. Dao động điện từ, sóng điện từ 

• Mạch dao động, dao động điện từ 

• Điện từ trường 

• Sóng điện từ 

• Sự phát và thu sóng điện từ 

• Sơ lược về máy phát và máy thu vô tuyến điện 

5. Quang học 

• Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng 

• Mắt và các dụng cụ quang học 

6. Tính chất sóng của ánh sáng 

• Tán sắc ánh sáng 

• Giao thoa ánh sáng 

• Bước sóng và màu sắc ánh sáng 

• Máy quang phổ. Quang phổ liên tục. Quang phổ vạch 

• Tia hồng ngoại 

• Tia tử ngoại 

• Tia Rơn - ghen 

7. Lượng tử ánh sáng 

• Hiện tưởng quang điện ngoài 

• Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện 

• Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện 

• Mẫu Bo và nguyên tử Hidrô 

8. Vật lý hạt nhân 

• Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử 

• Sự phóng xạ 

• Phản ứng hạt nhân 

• Đồng vị phóng xạ và ứng dụng 

• Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng 

• Độ hụt khối, năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng 

• Năng lượng hạt nhân 

III. Cấu trúc đề thi 

1. Mỗi đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan tương ứng với thời gian làm bài là 60 phút. 

2. Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra lý thuyết là câu hỏi khách quan có 4 lựa chọn trong đó duy nhất có một lựa chọn đúng. Học sinh trả lời bằng cách lựa chọn phương án đúng. 

3. Câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng bài tập là bài tập có đáp số gồm 4 lựa chọn trong đó duy nhất có một lựa chọn đúng. Học sinh trả lời bằng cách lựa chọn đáp số đúng theo các bước sau: 

- Đọc nội dung câu trắc nghiệm. 

- Giải bài tập trên giấy nháp. 

- Chọn đáp số đúng. 

Chương trình phân ban 

I. Mục tiêu 

1. Lý thuyết 

- Hiểu được các hiện tượng; khái niệm, ý nghĩa vật lý của các khái niệm; các thuyết. 

- Phát biểu được các định luật vật lý; nhận biết được công thức tính các đại lượng, nêu tên và đơn vị đo các đại lượng có mặt trong công thức. 

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng vật lý, giải các bài tập định tính đơn giản. 

- Kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 

2. Bài tập 

- Nắm được phương pháp và có kỹ năng giải các loại bài tập dưới dạng trắc nghiệm trong chương trình. 

- Vận dụng nội dung kiến thức đã học để giải được các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và những bài tập tương tự. 

- Kỹ năng giải bài tập dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 

II. Nội dung 

Nội dung ôn tập lý thuyết và bài tập bao gồm toàn bộ các phần đã học trong chương trình lớp 12 (trừ các phần đã giảm tải). Học sinh phải biết vận dụng các kiến thức thuộc các nội dung nêu dưới đây để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 

Phần chung cho thí sinh 2 ban 

1. Dao động cơ học 

• Đại cương về dao động điều hòa 

• Khảo sát dao động điều hòa. Năng lượng trong dao động điều hòa 

• Con lắc là xo 

• Con lắc đơn 

• Tổng hợp các dao động điều hòa 

• Dao động tắt dần 

• Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng 

2. Sóng cơ học, âm học 

• Đại cương về sóng cơ học 

• Súng âm 

• Giao thoa 

• Sóng dừng 

3. Dòng điện xoay chiều 

• Đại cương về dòng điện xoay chiều 

• Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ cú điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện 

• Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch khụng phân nhánh 

• Công suất của dòng điện xoay chiều 

• Máy phát điện xoay chiều một pha 

• Dòng điện xoay chiều ba pha 

• Động cơ không đồng bộ ba pha 

• Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng 

4. Dao động điện từ, sóng điện từ 

• Mạch dao động, dao động điện từ 

• Điện từ trường 

• Sóng điện từ 

5. Tính chất súng của ánh sáng 

• Tán sắc ánh sáng 

• Giao thoa ánh sáng 

• Bước sóng và màu sắc ánh sáng 

• Tia hồng ngoại 

• Tia tử ngoại 

• Tia Rơn - ghen 

6. Lượng tử ánh sáng 

• Hiện tượng quang điện ngoài 

• Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện 

7. Vật lý hạt nhân 

• Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử 

• Sự phóng xạ 

• Phản ứng hạt nhân. 

• Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng. 

Phần dành cho thí sinh chương trình 
ban Khoa học tự nhiên 

1. Dao động cơ học 

• Con lắc vật lý 

2. Sóng cơ học, âm học 

• Phản xạ sóng 

• Cộng hưởng âm. Hiệu ứng Đôp - le 

3. Dòng điện xoay chiều 

• Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều 

4. Dao động điện từ, sóng điện từ 

• Thông tin bằng sóng vô tuyến điện 

5. Chuyển động của vật rắn 

• Chuyển động của một vật rắn quanh một trục cố định 

• Mômen lực, điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định, điều kiện tổng quát để một vật rắn cân bằng, mômen quán tính của một vật 

• Phương trình động lực học của vật rắn, mômen động lực của vật rắn. Định luật bảo toàn mômen động lượng 

• Chuyển động của khối tâm vật rắn. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến 

• Động năng của vật rắn quanh một trục 

• Cân bằng tĩnh của vật rắn 

• Hiệu lực của các lực song song. Ngẫu lực, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song 

• Cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định. Mặt chân đế 

6. Tính chất sóng của ánh sáng 

• Nhiễu xạ ánh sáng 

• Máy quang phổ, quang phổ liên tục, quang phổ vạch, phân tích quang phổ 

7. Lượng tử ánh sáng 

• Hiện tượng quang điện trong 

• Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện 

• Sự hấp thụ ánh sáng, màu sắc các vật, sự phát quang 

• Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ nguyên tử hiđrô 

• Lưỡng tính súng hạt của ánh sáng - Sơ lược về Laze 

8. Vật lý hạt nhân 

• Thuyết tương đối hẹp 

• Phản ứng hạt nhân phân hạch, nhiệt hạch 

9. Từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn 

• Các hạt sơ cấp 

• Mặt Trời. Hệ Mặt Trời 

• Các sao. Thiên hà 

• Thuyết Vụ nổ lớn 

Phần dành cho thí sinh chương trình 
ban Khoa học xã hội và nhân văn 

Dao động điện từ, sóng điện từ 

• Thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến 

Lượng tử ánh sáng 

• Hiện tượng quang điện trong 

• Sự phát quang: lân quang, huỳnh quang 

• Laze 

• Mẫu nguyên tử Bo. Quang phổ Hiđrô 

Vật lý hạt nhân 

• Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng 

• Sự phân hạch, phản ứng nhiệt hạch (phản ứng tổng hợp hạt nhân) 

Từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn (từ vi mô đến vĩ mô) 

• Các hạt sơ cấp 

• Mặt Trời. Hệ Mặt Trời 

• Thiên hà 

III. Cấu trúc đề thi 

1. Mỗi đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan tương ứng với thời gian làm bài là 60 phút. 

2. Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra lý thuyết là câu hỏi khách quan có 4 lựa chọn trong đó duy nhất có một lựa chọn đúng. Học sinh trả lời bằng cách lựa chọn phương án đúng. 

3. Câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng bài tập là bài tập có đáp số gồm 4 lựa chọn trong đó duy nhất có một lựa chọn đúng. Học sinh trả lời bằng cách lựa chọn đáp số đúng theo các bước sau: 

- Đọc nội dung câu trắc nghiệm. 

- Giải bài tập trên giấy nháp. 

- Chọn đáp số đúng. 
Chương trình không phân ban 

Phần Giải tích gồm ba chủ đề: 

1. Đạo hàm và khảo sát hàm số. 

2. Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng. 

3. Đại số tổ hợp. 

Phần Hình học gồm hai chủ đề: 

1. Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng. 

2. Phương pháp tọa độ trong không gian. 

Trong mỗi chủ đề đều trình bày nội dung, yêu cầu ôn luyện những kiến thức trọng tâm, kỹ năng cơ bản, dạng bài toán cần luyện tập mà học sinh nào cũng phải biết cách giải. 

Chủ đề 1. Đạo hàm và khảo sát hàm số 

Các kiến thức cơ bản cần nhớ 

1. Tập xác định, tập giá trị của hàm số. Dấu nhị thức bậc nhất, dấu tam thức bậc hai. Hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn. Các quy tắc tính đạo hàm. Đạo hàm của các hàm số sơ cấp cơ bản. Đạo hàm bên trái, bên phải của hàm số. Đạo hàm trên khoảng, trên đoạn. Quan hệ giữa sự tồn tại của đạo hàm và tính liên tục của hàm số. Ý nghĩa của đạo hàm cấp một. Phương trình tiếp tuyến của đồ thị của hàm số. 

2. Điểm tới hạn. Điều kiện để hàm số đồng biến, nghịch biến; chiều biến thiên, các định lý (định lý Lagrăng, định lý Fecma,...) và quy tắc tìm cực đại và cực tiểu, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trong một khoảng, một đoạn. Tính lồi, lõm và điểm uốn của đồ thị. Tiệm cận. Tính đối xứng của đồ thị (tâm đối xứng, trục đối xứng). 

3. Quy tắc tính đạo hàm và bảng các đạo hàm, đạo hàm bậc cao và vi phân, tính gần đúng nhờ vi phân. 

4. Các dạng giới hạn cơ bản: 



5. Quy tắc bốn bước tìm các điểm cực trị của hàm số. 

6. Quy tắc tìm 



7. Các công thức xác định các hệ số a và b của tiệm cận xiên y ="ax+b" của đồ thị hàm số y="f(x). 8. Sơ đồ khảo sát hàm số. 

9. Các bài toán về tiếp xúc và cắt nhau của hai đồ thị. 

Các dạng toán cần luyện tập 

1. Các ứng dụng của đạo hàm: xét chiều biến thiên, tìm cực trị, tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất, xét nghiệm của phương trình, bất phương trình; lập phương trình tiếp tuyến của đồ thị (tiếp tuyến tại một điểm, tiếp tuyến đi qua một điểm) biết hệ số góc của tiếp tuyến, điều kiện tiếp xúc của hai đồ thị; không xét tiếp tuyến song song với trục tung Oy của đồ thị. 

2. Khảo sát các hàm số y = ax3 + bx2 + cx + d (a ? 0) ; y = ax4 + bx2 + c (a ? 0) 



3. Các ứng dụng đồ thị hàm số, miền mặt phẳng để giải toán biện luận nghiệm phương trình, bất phương trình, tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số hoặc biểu thức hai ẩn, xét tính đồng biến, nghịch biến, tìm giá trị cực trị khi hàm số sơ cấp thường cho ở dạng có tham số m. 

4. Bài toán tìm giao điểm hai đường, viết phương trình tiếp tuyến. 

Chủ đề 2. Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng 

Các kiến thức cơ bản cần nhớ 

1. Định nghĩa, tính chất và bảng các nguyên hàm. 

2. Định nghĩa tích phân và công thức Niutơn-Laibơnit. 

3. Các tính chất của tích phân. 

4. Hai phương pháp tính tích phân: phương pháp đổi biến số và phương pháp tính tích phân từng phần. 

5. Diện tích của hình thang cong, thể tích của vật thể tròn xoay. 

Các dạng toán cần luyện tập 

1. Tìm các nguyên hàm nói chung và tìm nguyên hàm thỏa mãn điều kiện cho trước. 

2. Tìm tích phân. 

3. Các ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng; tính thể tích khối tròn xoay theo công thức cơ bản. 

Chủ đề 3. Đại số tổ hợp 

Các kiến thức cơ bản cần nhớ 

Quy tắc cộng, quy tắc nhân, các khái niệm và công thức tính hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, công thức nhị thức Niutơn. 

Các dạng toán cần luyện tập 

1. Các bài toán giải phương trình, bất phương trình có ẩn số cần tìm liên quan công thức tính số các hoán vị, số các chỉnh hợp, số các tổ hợp. 

2. Các bài toán liên quan tới công thức khai triển nhị thức Niutơn: chứng minh đẳng thức, tính hệ số của một lũy thừa trong một khai triển. 

Chủ đề 4. Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng 

Các kiến thức cần nhớ 

1. Tọa độ của véctơ, tọa độ của điểm trong hệ tọa độ Oxy. Biểu thức tọa độ của các vectơ cùng phương, cùng hướng; độ dài của vectơ, vectơ bằng nhau. Liên hệ giữa tọa độ vectơ và tọa độ hai điểm đầu mút. Biểu thức tọa độ của các phép tính vectơ, của tích vô hướng. Tính côsin của góc giữa hai vectơ, trung điểm của đoạn thẳng, trọng tâm của tam giác, chia một đoạn thẳng theo tỷ số cho trước. 

2. Khoảng cách giữa hai điểm, từ một điểm tới một đường thẳng, góc giữa hai vectơ, góc giữa hai đường thẳng, diện tích tam giác. 

3. Vectơ pháp tuyến, vectơ chỉ phương của đường thẳng. Đường thẳng song song, vuông góc và vị trí tương đối của hai đường thẳng, chùm đường thẳng. 

4. Các dạng phương trình của đường thẳng (dạng tổng quát, dạng tham số, dạng chính tắc), của đường tròn. Phương trình chính tắc của 3 đường cônic: elip, hypebol, parabol. 

Các dạng toán cần luyện tập 

1. Viết các dạng phương trình của đường thẳng khi biết đi qua hai điểm, đi qua một điểm và song song hoặc vuông góc với một đường thẳng, đi qua một điểm và tiếp xúc với một đường tròn hoặc một cônic. 

2. Viết phương trình đường thẳng chứa cạnh, đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của một tam giác khi biết tọa độ ba đỉnh hoặc phương trình ba cạnh. 

3. Các bài toán tính toán: khoảng cách (tìm đường cao, chu vi, diện tích, tâm và bán kính đường tròn ngoại tiếp của tam giác), góc (góc giữa hai vectơ, góc giữa hai đường thẳng). 

4. Các bài toán về đường tròn: viết phương trình đường tròn biết tâm và bán kính, biết hai điểm đầu đường kính, tìm phương tích và trục đẳng phương, viết phương trình tiếp tuyến chung của hai đường tròn. 

5. Các bài toán về đường cônic: viết các phương trình chính tắc của elip, hypebol, parabol khi biết các điều kiện xác định, tìm các yếu tố (tâm sai, tiêu điểm, đường chuẩn,…) của một đường cônic khi biết phương trình của nó, viết phương trình tiếp tuyến của một đường cônic. 

6. Các bài toán về xác định tập hợp điểm (quỹ tích). 

Chủ đề 5. Phương pháp tọa độ trong không gian 

Các kiến thức cần nhớ 

1. Tọa độ của vectơ, tọa độ của điểm trong hệ tọa độ Oxyz. Biểu thức tọa độ của các vectơ cùng phương, cùng hướng; độ dài của vectơ, vectơ bằng nhau. Biểu thức tọa độ của các phép tính vectơ, của tích vô hướng. Tính côsin của góc giữa hai vectơ, trung điểm của đoạn thẳng, trọng tâm của tam giác, trọng tâm tứ diện, chia một đoạn thẳng theo tỉ số cho trước. 

Điều kiện để hai vectơ cùng phương, hai vectơ vuông góc, để ba vectơ đồng phẳng. Tọa độ điểm đối xứng qua một điểm với điểm cho trước. Vectơ pháp tuyến, vectơ chỉ phương của đường thẳng. 

2. Khoảng cách giữa hai điểm, từ một điểm tới một mặt phẳng, tới một đường thẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau. Góc giữa hai vectơ, góc giữa hai đường thẳng, góc giữa hai mặt phẳng, góc giữa đường thẳng và mặt phẳng. Diện tích tam giác, thể tích hình hộp và hình tứ diện. 

3. Các dạng phương trình của mặt phẳng, của đường thẳng, của mặt cầu. 

Các dạng toán cần luyện tập 

1. Dùng vectơ (cùng phương, tích vô hướng, biểu diễn vectơqua hai hoặc ba vectơ khác) để chứng minh một hệ thức vectơ, chứng minh tính thẳng hàng, song song, vuông góc, đồng phẳng. 

2. Các bài toán tính toán: khoảng cách; (khoảng cách giữa hai điểm, từ một điểm tới một mặt phẳng, tới một đường thẳng, khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau); góc (góc giữa hai vectơ, góc giữa hai đường thẳng, góc giữa hai mặt phẳng, góc giữa đường thẳng và mặt phẳng), tính diện tích tam giác, thể tích hình hộp và hình tứ diện. 

3. Các bài toán về mặt phẳng: tìm vectơ pháp tuyến, viết phương trình tổng quát, phương trình theo đoạn chắn, phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng, xác định vị trí tương đối của hai mặt phẳng, chùm mặt phẳng, mặt phẳng song song, vuông góc, các vị trí đặc biệt của mặt phẳng. 

4. Các bài toán về đường thẳng: tìm vectơ chỉ phương, viết phương trình tổng quát, phương trình tham số, phương trình chính tắc; xác định các hệ thức vectơ, hệ thức tọa độ biểu diễn vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng, vị trí tương đối giữa hai đường thẳng (đồng phẳng, cắt nhau, song song, trùng nhau, chéo nhau), vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng (cắt nhau, song song, nằm trên, vuông góc), chùm đường thẳng. 

5. Các bài toán về mặt cầu: viết phương trình mặt cầu biết tâm và bán kính, biết hai điểm đầu đường kính, biết bốn điểm không đồng phẳng, biết tâm và mặt phẳng tiếp diện, viết phương trình mặt phẳng tiếp diện, tìm tâm và bán kính khi biết phương trình mặt cầu. Xác định vị trí tương đối giữa mặt cầu và mặt phẳng (cắt nhau, tiếp xúc, không cắt nhau). 

6. Các bài toán có áp dụng phương pháp tọa độ để giải (kể từ khâu thiết lập hệ toạ độ vuông góc, xác định toạ độ các yếu tố cho trong bài toán như điểm, vectơ, đường thẳng, góc, khoảng cách,… trong hệ tọa độ đó; tới khâu áp dụng các hệ thức, các phương trình về đường thẳng, mặt phẳng, mặt cầu, góc, khoảng cách, diện tích, thể tích). 

A. ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ SGK HIỆN HÀNH 

I. Về hạn chế chương trình ôn tập 

Chương trình ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Văn bao gồm toàn bộ phần văn học Việt Nam và phần văn học nước ngoài ở lớp 12. 

- Đáng lưu ý là mặc dù có in trong sách giáo khoa Văn học 12 tập I, phần văn học VN nhưng 4 bài sau đây không có trong phạm vi ra đề thi: Vãn cảnh (trích Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh); Thời và thơ Tú Xương của Nguyễn Tuân; Huệ Chi trước lễ cưới (trích Cửa biển) của Nguyên Hồng; Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi 

Ngoài ra, có 4 bài sau đây, đề thi chỉ rơi vào đoạn trích học trong phần chính khóa: Tâm tư trong tù của Tố Hữu; Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm; Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận; Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. 

- Phần văn học nước ngoài, chương trình thi gồm 6 tác giả với 6 tác phẩm hoặc đoạn trích, gồm: Gorki với tác phẩm Một con người ra đời; Lỗ Tấn - Thuốc; Êxênin - Thư gửi mẹ; Aragông - Enxa trước gương; Hêminguê - Ông già và biển cả (trích); Sôlôkhôp - Số phận con người (trích) 

II. Về yêu cầu ôn tập 

1. Văn học VN 

- Đối với bài khái quát giai đoạn văn học, cần lưu ý những thành tựu văn học qua các thời kì phát triển và một vài đặc điểm chung. 

- Đối với bài khái quát về tác gia, cần phải nắm chắc quá trình sáng tác và đôi nét về phong cách nghệ thuật của từng tác gia. 

- Đối với những bài giảng văn, phải nhớ chính xác tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời và thể loại của tác phẩm; tóm tắt chính xác, đầy đủ nội dung tác phẩm (nếu là truyện), phải học thuộc lòng những bài thơ ngắn, những đoạn thơ tiêu biểu của những bài thơ dài hoặc những đoạn trích dài. 

Nhất thiết phải nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm. Ngoài ra, còn phải biết tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm; từ đó rút ra những nét chung của chúng; đồng thời thấy được sự độc đáo của từng tác phẩm trong nhóm tác phẩm. 

2. Văn học nước ngoài: 

- Phải nắm sơ lược về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của mỗi tác giả, giá trị bao trùm của tác phẩm hoặc đoạn trích. 

3. Bên cạnh việc ôn tập về kiến thức, HS cần chú ý nhiều đến việc ôn luyện kĩ năng làm văn, từ kĩ năng dùng từ, đặt câu đến kĩ năng dựng đoạn, đưa dẫn chứng, phân tích dẫn chứng... 

III. Về số lượng và dạng thức đề thi 

- Theo quy định hiện hành, bài Làm văn có hai đề thi. Học sinh được chọn một trong 

hai đề và làm bài trong thời gian 150 phút. 

- Mỗi đề thi bao gồm hai hoặc ba câu; không có đề thi chỉ có một câu 

- Trong mỗi đề thi đều có câu chủ yếu yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức và có câu chủ yếu đòi hỏi các em vận dụng kiến thức. 

Dưới đây xin giới thiệu một bộ đề thi tốt nghiệp THPT môn Làm văn để làm ví dụ: 

ĐỀ 1 

Câu 1 (2 điểm): Enxa Tơriôlê đã có vai trò như thế nào trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lui Aragông ? 

Câu 2 (8 điểm): Anh chị hãy phân tích sức sống mãnh liệt của nhân vật Mị (kể từ khi cô bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra tới khi trốn khỏi Hồng Ngài) trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. 

ĐỀ 2 

Câu 1 (2 điểm): Anh chị hãy trình bày ngắn gọn những điểm cần lưu ý về hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. 

Câu 2 (2 điểm): Vì sao có thể nói, truyện Đôi mắt của nhà văn Nam Cao là tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thế hệ nhà văn đi theo cách mạng ? 

Câu 3 (6 điểm): Cảm nhận của anh, chị về bài thơ dưới đây: 

Chiều tối 

Hồ Chí Minh 

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, 

Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không; 

Cô em xóm núi xay ngô tối, 

Xay hết, lò than đã rực hồng. 

(Trích Nhật kí trong tù. Theo Văn học 12, NXB Giáo dục 2002) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét